Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm thế nào với phụ nữ mang thai?

Ai cũng có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (STD). Một người có thể bị STD ngay cả khi không có giao hợp. “Yêu” qua đường miệng, tiếp xúc với các bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh, sử dụng kim tiêm, dao cạo, thậm chí bàn chải đánh răng của người bệnh cũng có thể khiến bạn bị nhiễm STD. Ở phụ nữ mang thai, nhiễm STD không chỉ nguy hiểm cho mẹ mà còn có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Dưới đây là những STD phụ nữ mang thai có thể mắc và nguy cơ gây bệnh cho con:

HIV

Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Vi-rút làm giảm khả năng miễn dịch do phá hủy các tế bào miễn dịch. Loại vi-rút này truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai (qua nhau thai), khi sinh hoặc cho con bú. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị nhiễm HIV trong thai kỳ, điều trị thích hợp có thể giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.

Giang mai

Đây là STD có thể lây truyền từ mẹ sang con và gây đẻ non, thai chết lưu hoặc tử vong sơ sinh. Giang mai không được điều trị ở trẻ có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan gồm não, mắt, tai, tim, răng vv…Sàng lọc giang mai nên được thực hiện khi kiểm tra trước sinh lần đầu tiên. Đây là một xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện nếu mẹ bị bệnh này.

Viêm gan B và C

Cả hai loại vi-rút viêm gan B và C có thể gây nhiễm trùng gan và gây tổn thương cho bào thai đang phát triển. Khả năng người mẹ lây truyền vi-rút viêm gan b (HBV) là lớn hơn phụ thuộc vào thời gian người mẹ bị mắc bệnh này. Nguy cơ lớn hơn nếu mẹ bị mắc bệnh trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Những đứa trẻ bị nhiễm loại vi-rút có thể mang HBV hoặc bị bệnh gan mạn tính hay ung thư gan sau này. Tuy nhiên, việc sàng lọc thích hợp có thể giúp phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con và điều trị đúng cách cho trẻ ngay sau khi sinh.

Trong trường hợp viêm gan C (HCV), xác suất lây truyền từ mẹ sang con là chỉ khoảng 10%. Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng nếu mẹ cũng bị nhiễm HIV hoặc các vi-rút chết người khác. Trẻ có mẹ bị nhiễm HCV có thể bị sinh non, thiếu cân. Nhưng trẻ bị nhiễm HCV có xu hướng đáp ứng với thuốc tốt hơn so với người trưởng thành.

Chlamydia

Đây là bệnh nhiễm khuẩn rất phổ biến, có thể ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai và kết quả là gây chảy máu sau khi giao hợp, ngứa, nóng rát, dịch âm đạo có mùi hôi hoặc các triệu chứng khó chịu khác. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây sinh non, vỡ ối sớm và trẻ nhẹ cân. Trẻ có thể bị nhiễm Chlamydia khi được sinh đường dưới, có thể ảnh hưởng tới mắt và phổi của trẻ.

Herpes sinh dục hoặc HPV

Bệnh này không có bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu và thường lây sang trẻ khi sinh qua đường âm đạo. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối, khả năng truyền sang con là rất cao. Trong phần lớn các trường hợp, mổ đẻ được thực hiện để cứu trẻ và một liệu trình điều trị 6 tuần sau sinh có thể được đưa ra để đảm bảo trẻ không bị nhiễm bệnh này.

Lậu

Bệnh lậu nếu diễn ra trong thời gian mang thai có thể dẫn tới sinh non, trẻ nhẹ cân, vỡ ối sớm, nhiễm trùng ối và sảy thai. Bệnh có thể truyền sang con khi sinh qua đường âm đạo và vì vậy việc mổ đẻ trở nên cần thiết.

Bệnh lậu cũng tương đối nguy hiểm cho cả mẹ và con, vì vậy, quan trọng là phải điều trị với kháng sinh có hiệu quả và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo bệnh có thể được chữa khỏi trước khi sinh.

Nhiễm khuẩn âm đạo

Đây không được coi là một STD nhưng thường có liên quan tới hoạt động tình dục của phụ nữ. Dịch âm đạo có mùi hôi, ngứa, nóng rát âm đạo có thể là một số triệu chứng của bệnh. Tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng như sinh non và nhẹ cân. Đôi khi nhiễm trùng cũng ảnh hưởng tới tử cung người mẹ sau khi sinh. Nếu phát hiện sớm, tình trạng này có thể được điều trị dễ dàng.

Trichomonas

Phụ nữ mang thai thường không được sàng lọc nhiễm trùng này. Tuy nhiên, tiết dịch âm đạo bất thường nên được kiểm tra viêm âm đạo do Trichomonas và điều trị kịp thời. Nếu không nó có thể gây ra các biến chứng và nhiễm trùng ở con trong khi sinh.

Hạn chế lây nhiễm STD

- Sàng lọc thích hợp

Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử bị các bệnh STD thì nên sàng lọc thường xuyên để đảm bảo an toàn. Sàng lọc có thể được thực hiện mỗi 3 tháng để theo dõi sức khỏe. Thậm chí, nếu bạn không có nguy cơ, cũng đừng bỏ qua các xét nghiệm máu được bác sĩ khuyến nghị để kiểm tra STD.

- Quan hệ tình dục an toàn: Yêu cầu đối tác sử dụng bao cao su ngay cả khi “yêu” qua đường miệng. Nếu đối tác bị nhiễm bất cứ STD nào, bạn cũng có nhiều nguy cơ lây bệnh. Không bao giờ quan hệ không an toàn, nhất là với nhiều đối tác.

- Cảnh giác với các dấu hiệu

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn thấy các triệu chứng nhiễm trùng âm đạo như tổn thương, dịch âm đạo có mùi hôi, đau bụng dưới, cảm giác nóng rát khi đi tiểu và ngứa nhiều.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét